Mức học phí & ngành đào tạo thạc sĩ ĐH Kinh tế TPHCM (UEH) | TRUNG TÂM 247

MỨC HỌC PHÍ, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH THẠC SĨ KINH TẾ TẠI ĐH KINH TẾ TPHCM (UEH)

MỨC HỌC PHÍ, CÁC MÔN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐẦU RA

CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ TẠI TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TPHCM (UEH)

Thân chào A/C, có rất nhiều A/C liên hệ với Trung Tâm Luyện Thi Cao Học Kinh Tế 247 cần tư vấn về MỨC HỌC PHÍ HỌC CAO HỌC THẠC SĨ KINH TẾ ĐH KINH TẾ TPHCM, CÁC MÔN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ TẠI TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TPHCM (UEH)? Thông qua bài viết này Trung tâm 247 xin giải đáp đầy đủ các câu hỏi trên của A C!

  1. Hỏi: Các chuyên ngành Kinh tế UEH đang đào tạo Thạc sĩ gồm những chuyên ngành nào? Và Môn thi tuyển?

=> Đáp: Các chuyên ngành đào tạo bao gồm:

STT Chuyên Ngành Đào Tạo Thạc Sĩ Của UEH Môn Thi Cơ Bản Môn Thi Chuyên Ngành Tiếng Anh
1 Quản Trị Kinh Doanh  

 

Toán GMAT

Quản trị học  

 

Tiếng Anh

2 Tài Chính Lý thuyết tài chính
3 Ngân Hàng Ngân hàng và các định chế tài chính
4 Kế Toán Nguyên lý kế toán
5 Kinh Doanh Thương Mại Marketing căn bản
6 Kinh Doanh Quốc Tế Kinh doanh quốc tế
7 Quản Lý Kinh Tế Kinh tế học
8 Kinh Tế Phát Triển Kinh tế học
9 Kinh tế & Quản Lý Môi Trường Kinh tế học
10 Kinh Tế & Quản Trị Sức Khỏe Kinh tế học
11 Tài chính Công Nguyên lý tài chính – ngân hàng
12 Quản Lý Công Quản trị các tổ chức công
13 Kinh Tế Chính Trị Kinh tế chính trị
14 Thống Kê Kinh Tế Thống kê ứng dụng
15 Công nghệ thiết kế thông tin và truyền thông Cơ sở hệ thống thông tin
  1. Hỏi: Mức học phí trọn khóa 2 năm, học Thạc sĩ Kinh tế của UEH khoảng bao nhiêu?

=> Đáp: Tất cả các chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ kinh tế của UEH khoảng từ 60-63 TÍN CHỈ (tùy theo chuyên ngành), Theo mức học phí quy định năm 2020 là 1.090.000 đồng/ Tín chỉ. Như vậy mức học phí học cao học thạc sĩ kinh tế của ĐH Kinh tế TPHCM (UEH) khoảng từ 65-70 triệu đồng

  1. Hỏi: CÁC MÔN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ TẠI TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TPHCM (UEH)?

=> Đáp:

3.1. NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mô tả tóm tắt chương trình:

Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Master of Business Administration – MBA) theo hướng ứng dụng hoặc hướng nghiên cứu sẽ trang bị cho học viên kiến thức chuyên sâu trong quản trị điều hành doanh nghiệp, cung cấp cho học viên kỹ năng và kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học tiến tiến trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Thông qua quá trình nghiên cứu mang tính thực tiễn cao, áp dụng phân tích tình huống, nghiên cứu các lý thuyết nền tảng và xu hướng nghiên cứu cập nhật trong từng lĩnh vực chuyên môn, chương trình đào tạo giúp học viên hình thành và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề trong kinh doanh, tổ chức triển khai nghiên cứu độc lập, và phân tích kết quả nghiên cứu phục vụ cho việc ứng dụng vào thực tiễn hoạt động quản trị kinh doanh của các tổ chức.

  1. Đối tượng người học: Người học đã có văn bằng tốt nghiệp Đại học
  2. Điều kiện xét tuyển: Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
  3. Cấu trúc chương trình
  • Phần kiến thức chung: 11 tín chỉ
  • Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành, tự chọn: 35 tín chỉ cho hướng ứng dụng và 38 tín chỉ cho hướng nghiên cứu
  • Luận văn: 14 tín chỉ
  • Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ cho hướng ứng dụng và 63 tín chỉ cho hướng nghiên cứu

Chuẩn đầu ra:

Kiến thức:

Học viên tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh sẽ hiểu rõ:

  • Hệ thống các kiến thức chuyên sâu về các hoạt động chức năng trong quản trị điều hành doanh nghiệp như kiến thức về quản trị chiến lược, điều hành, tài chính, chất lượng, nguồn nhân lực, …
  • Hệ thống các lý thuyết quản trị hiện đại
  • Kiến thức cập nhật về các mô hình quản trị doanh nghiệp trên thế giới
  • Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề trong khoa học quản trị
  • Các phương pháp nghiên cứu hàm lâm (rành cho MBA hướng nghiên cứu)

Kỹ năng:

Thông qua chương trình đào tạo, người học có thể:

  • Nhận diện, phân tích và giải quyết các vấn đề trong quá trình điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả và/hoặc khám phá tri thức mới trong quá trình nghiên cứu khoa học.
  • Phân tích và đánh giá một cách khoa học, sáng tạo các kiến thức chuyên ngành để áp dụng vào thực tiễn quản lý, điều hành các đơn vị kinh doanh hoặc trong quá trình thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học.
  • Tiến hành các nghiên cứu độc lập có tính chất sáng tạo cao để đưa ra quyết định giúp điều hành doanh nghiệp đột phá.

Cơ hội nghề nghiệp:

Học viên tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí:

  • Nhà điều hành cao cấp trong các doanh nghiệp, tổ chức.
  • Tự khởi nghiệp kinh doanh độc lập.
  • Quản lý chiến lược hay quản lý chức năng như sản xuất, kinh doanh, marketing, nhân sự, mua hàng, chất lượng….
  • Nhà quản lý hoặc tư vấn chính sách trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội.
  • Chương trình MBA theo hướng nghiên cứu phù hợp với các học viên muốn học tiếp lên tiến sĩ hoặc giảng dạy và làm việc tại các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo (hướng ứng dụng):

STT Học phần Tính chất Tín chỉ Tên tiếng Anh
I Kiến thức chung 11
1 Triết học Bắt buộc 4 Philosophy
2 Ngoại ngữ Bắt buộc 4 English language
3 Phương pháp nghiên cứu khoa học Bắt buộc 3 Research methods
II Kiến thức cơ sở và chuyên ngành 15
4 Quản trị chiến lược Bắt buộc 3 Strategy management
5 Quản trị điều hành Bắt buộc 3 Operation management
6 Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề Bắt buộc 3 Critical thinking and Problem solving
7 Quản trị nguồn nhân lực Bắt buộc 3 Human resource management
8 Tài chính cho nhà quản trị Bắt buộc 3 Finance for Manager
Tự chọn (chọn 20TC trong tổng số 28TC) 20
9 Quản trị chất lượng Tự chọn 3 Quality management
10 Quản trị Marketing Tự chọn 3 Marketing management
11 Kế toán quản trị Tự chọn 3 Managerial accounting
12 Triển khai chiến lược Tự chọn 3 Strategy implementation
13 Quản trị rủi ro doanh nghiệp Tự chọn 2 Enterprise risk management
14 Quản trị khởi nghiệp Tự chọn 2 Entrepreneurship management
15 Lãnh đạo Tự chọn 2 Leadership
16 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Tự chọn 2 Corporate social responsibility
17 Quản trị sáng tạo và đổi mới Tự chọn 2 Managing creativity
18 Văn hóa tổ chức Tự chọn 2 Organizational  culture
19 Kinh doanh điện tử Tự chọn 2 E – Business
20 Quản trị chuỗi cung ứng Tự chọn 2 Supply Chain Management
III Luận văn 14 Thesis
Tổng cộng 60 Total

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo (hướng nghiên cứu):

STT Học phần Tính chất Tín chỉ Tên tiếng Anh
Kiến thức chung 11 Foundation
1 Triết học Bắt buộc 4 Philosophy
2 Ngoại ngữ Bắt buộc 4 English language
3 Phương pháp nghiên cứu khoa học Bắt buộc 3 Research methods
Kiến thức cơ sở và chuyên ngành 32 Specialization
4 Quản trị chiến lược Bắt buộc 3 Strategy management
5 Quản trị điều hành Bắt buộc 3 Operation management
6 Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề Bắt buộc 3 Critical thinking
7 Quản trị nguồn nhân lực Bắt buộc 3 Human resource management
8 Quản trị tài chính Bắt buộc 3 Finance management
9 Quản trị chất lượng Bắt buộc 3 Quality management
10 Quản trị Marketing Bắt buộc 3 Marketing management
11 Thiết kế nghiên cứu Bắt buộc 3 Research Design
12 Phương pháp định lượng dành cho quản trị và quản lý Bắt buộc 3 Quantitative methods for Business and Management
13 Chuyên đề Bắt buộc 2 Seminar
14 Kế toán quản trị[1] Bắt buộc 3 Managerial Accounting
Tự chọn (học 3 trong 7  môn:3 x 2 =  6) 6
15 Quản trị khởi nghiệp Tự chọn 2 Entrepreneurship management
16 Lãnh đạo Tự chọn 2 Leadership
17 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Tự chọn 2 Corporate social responsibility
18 Quản trị sáng tạo và đổi mới Tự chọn 2 Managing creativity
19 Văn hóa tổ chức Tự chọn 2 Organizational culture
20 Kinh doanh điện tử Tự chọn 2 E – Business
21 Quản trị chuỗi cung ứng1 Tự chọn 3 Supply Chain Management
Luận văn 14
Tổng cộng 63

 

3.2. NGÀNH TÀI CHÍNH

Chương trình Thạc sĩ Tài Chính hướng nghiên cứu được thiết kế dựa trên nền tảng kiến thức và nội dung cốt lõi của các chương trình đào tạo thạc sĩ về tài chính của các trường đại học danh tiếng trên thế giới.

Chương trình của Khoa Tài Chính, trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM có nội dung hoàn toàn tương thích và chất lượng tiệm cận với xu hướng đào tạo nâng cao về tài chính của các trường đại học thuộc top 100 trên bảng xếp hạng các trường đại học của tổ chức Times Higher Education.

Chương trình học tập và nghiên cứu nhằm trang bị các kiến thức có tính học thuật chuyên sâu về tài chính, giúp người học có khả năng nghiên cứu độc lập hoặc phát triển trình độ bản thân bằng cách tiếp tục quá trình học tập và nghiên cứu lên các bậc học cao hơn như Tiến sĩ và Sau tiến sĩ.

Với nền tảng kiến thức vững chắc về tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế, phân tích tài chính, đầu tư tài chính, tài chính hành vi, quản trị rủi ro tài chính,… cùng với các môn học giúp tăng khả năng nghiên cứu và công bố của học viên (thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và thảo luận các chủ đề nghiên cứu chuyên sâu về tài chính – ngân hàng), người học sau khi tốt nghiệp sẽ phát triển khả năng quản lý tài chính, quản lý rủi ro, quản lý đầu tư, đặc biệt là khả năng nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

Chương trình đào tạo phù hợp với những người đã tốt nghiệp đại học, có mục tiêu nâng cao các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, và khả năng nghiên cứu chuyên sâu. Bên cạnh việc sử dụng các giáo trình hiện đại và kinh điển về tài chính trên thế giới, nội dung chương trình đào tạo còn thường xuyên được cập nhật các tình huống (case study) có tính thực tiễn cao, phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính trong nước và quốc tế, nhằm giúp học viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc một cách thuận lợi và phát triển trong môi trường làm việc năng động, hội nhập dễ dàng với thị trường lao động toàn cầu, hoặc thực hiện các nghiên cứu, phân tích chính sách trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

Mô tả tóm tắt chương trình

Chương trình Thạc sĩ Tài chính hướng nghiên cứu được thiết kế nhằm trang bị các kiến thức vừa có tính học thuật chuyên sâu vừa có tính thực tiễn cao, tiệm cận với xu hướng đào tạo nâng cao về tài chính của các trường đại học uy tín trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm việc một cách hiệu quả trong môi trường tài chính trong nước và quốc tế, và đặc biệt chú trọng nâng cao khả năng nghiên cứu chuyên sâu về các chủ đề liên quan đến lĩnh vực Tài chính – ngân hàng. Học viên sau khi hoàn thành khóa học có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu để trở thành các chuyên gia nghiên cứu, phân tích, hay tham gia giảng dạy trong lĩnh vực Tài chính – ngân hàng. Ngoài ra, học viên tốt nghiệp cũng có thể đảm nhiệm những vị trí quản lý tại các công ty (đặc biệt là các bộ phận tài chính), ngân hàng, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, các công ty đầu tư, công ty kiểm toán, công ty tư vấn, hoặc có thể tiếp tục nghiên cứu để trở thành các chuyên gia nghiên cứu, phân tích trong lĩnh vực Tài chính – ngân hàng.

  1. Đối tượng người học: Người học đã tốt nghiệp Đại học đúng ngành/chuyên ngành hoặc ngành/chuyên ngành gần.
  2. Điều kiện xét tuyển: Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
  3. Cấu trúc chương trình:

Kiến thức chung: 10 tín chỉ

Kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 18 tín chỉ

Học phần tự chọn: 10 tín chỉ

Kiến thức cho học viên hướng nghiên cứu: 08 tín chỉ

Luận văn: 14 tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ

  1. Chuẩn đầu ra:

Về kiến thức

  • Am hiểu và có khả năng vận dụng thông thạo kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau của tài chính như tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế, đầu tư tài chính, quản trị rủi ro tài chính, tài chính hành vi, định giá doanh nghiệp, quản lý danh mục đầu tư, M&A;
  • Nắm vững những nguyên tắc, công cụ và phương pháp thực hành trong phân tích, đầu tư, định giá, quản trị rủi ro, và dự báo nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định trong kinh doanh và đầu tư;
  • Có khả năng phát hiện, có kiến thức chuyên sâu và có khả năng thực hiện các chủ đề nghiên cứu gắn với chuyên ngành.
  • Có khả năng vận dụng kiến thức về các phương pháp nghiên cứu, kinh tế lượng tài chính, tài chính định lượng, khả năng xây dựng mô hình nghiên cứu, xử lý dữ liệu và phân tích các kết quả.
  • Có hiểu biết đầy đủ về các nguyên tắc đạo đức, các chuẩn mực và quy tắc nghề nghiệp trong hoạt động tài chính và lĩnh vực đầu tư;
  1. Về kỹ năng
  • Có kỹ năng nhận diện, phân tích, và vận dụng kiến thức tài chính nhằm giải quyết các vấn đề trong tài chính, quản trị rủi ro và đầu tư dưới các bối cảnh khác nhau của kinh tế, xã hội, đạo đức, thể chế và phương diện toàn cầu;
  • Có kỹ năng hệ thống hóa, mô hình hóa, tương tác, nghiên cứu, phát triển và thực tế hóa những phát kiến ứng dụng cho thực tiễn ngành tài chính;
  • Có khả năng tìm tòi, phát hiện chủ đề nghiên cứu; có khả năng thực hiện các nghiên cứu khoa học độc lập và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong nước hoặc quốc tế;
  • Có khả năng giao tiếp, nhanh nhạy trong công việc, nhận diện và xử lý các tình huống chuyên môn, các cơ hội đầu tư. Có khả năng làm việc nhóm, khả năng trình bày và báo cáo kết quả phân tích.
  • Có kỹ năng sáng tạo, tư duy phản biện và đánh giá sâu sắc; có trách nhiệm với bản thân, công việc, nghề nghiệp và xã hội.
  1. Cơ hội nghề nghiệp:

Học viên sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng tiếp tục theo đuổi quá trình học tập và nghiên cứu ở bậc học Tiến sĩ và Sau tiến sĩ. Ngoài ra học viên cũng có cơ hội việc làm đa dạng tại tất cả các loại hình doanh nghiệp, định chế tài chính, và các cơ quan ở khu vực công lẫn tư nhân, trong nước và quốc tế, như:

 –    Quản lý tài chính/ Giám đốc tài chính tại các công ty

–    Các ngân hàng, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư

–    Công ty tài chính, công ty kiểm toán, công ty tư vấn

–    Các công ty đa quốc gia.

3.3. NGÀNH NGÂN HÀNG

Chương trình đào tạo:  Chuyên ngành Ngân hàng (Banking)

Định hướng đào tạo:hướng ứng dụng

  1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng, chương trình Ngân hàng theo hướng ứng dụng được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên kiến thức kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, khả năng vận dụng lý thuyết và các kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng quản lý. Học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo có khả năng:

  • Nắm vững kiến thức chuyên ngành ngân hàng và tài chính trên cơ sở đó có thể phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề có liên quan.
  • Có khả năng ứng dụng lý thuyết trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính và các kỹ năng thực tế liên quan trong các định chế tài chính khác.
  • Phân tích phản biện và sáng tạo nhằm đưa ra được những giải pháp toàn diện đối với các vấn đề liên quan đến lĩnh vực ngân hàng – tài chính.
  • Vận dụng kỹ năng nghiên cứu vào giải quyết  vấn đề khó khăn và thử thách trong kinh doanh ngân hàng.
  • Phân tích dữ liệu và quản lý dữ liệu big data trong quản lý và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng.
  • Thể hiện được giá trị chuẩn mực đạo đức đối với công việc.
  1. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp đại học khối kinh tế, kinh doanh và quản lý hoặc hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức nếu tốt nghiệp ngành khác.
  2. Cấu trúc chương trình:
  • Phần kiến thức chung: 11 tín chỉ
  • Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành, tự chọn: 35 tín chỉ
  • Luận văn: 14 tín chỉ
  • Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ

Môn học đặc trưng  của kiến thức chung: Triết học, ngoại ngữ và nghiên cứu khoa học; Kiến thức cơ sở và ngành gồm các môn Thị trường và các định chế tài chính, Chính sách tiền tệ,  Ngân hàng thương mại hiện đại, Ngân hàng quốc tế, Ngân hàng đầu tư, Quản trị rủi ro theo hiệp ước Basel, Fintech trong lĩnh vực ngân hàng, Lập kế hoạch và quản trị tài chính cá nhân.

  1. Lợi ích của người học:

Sau khi tốt nghiệp người học có kiến thức và kỹ năng cần thiết trở thành những chuyên viên và nhà quản lý cấp trung và cao trong các ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán và định chế tài chính khác tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực.

Link liên kết từ Khoa Ngân hàng: http://sob.ueh.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao/chuong-trinh-dao-tai-dhcq-nh/tuyen-sinh-thac-si-chuyen-nganh-ngan-hang-dot-2-nam-2020.html

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo:

STT Học phần Tính chất Tín chỉ Tên tiếng Anh
I Kiến thức chung 10
1 Triết học Bắt buộc 4 Philosophy
2 Ngoại ngữ Bắt buộc 4 Foreign language
3 Phương pháp nghiên cứu khoa học Bắt buộc 2 Research methods
II Kiến thức cơ sở và chuyên ngành 18
4 Thị trường và các định chế tài chính Bắt buộc 3 Financial markets and institutions
5 Chính sách tiền tệ Bắt buộc 3 Monetary policy
6 Ngân hàng thương mại hiện đại Bắt buộc 3 Modern commercial banking
7 Ngân hàng quốc tế nâng cao Bắt buộc 3 Advanced international banking
8 Quản trị định chế tài chính Bắt buộc 4 Financial institution management
9 Phương pháp nghiên cứu định lượng trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính Bắt buộc 2 Quantitative research methods for banking and finance
Tự chọn (chọn 6 trong 11: 3 x 6 = 18) 18
10 Lập kế hoạch và quản trị tài chính cá nhân Tự chọn 3 Personal financial planning and management
11 Quản trị rủi ro và hiệp ước Basel Tự chọn 3 Risk management and Basel Accord
12 Rủi ro tín dụng và chính sách cho vay Tự chọn 3 Credit risk and loan policy
13 Ngân hàng đầu tư Tự chọn 3 Investment banking
14 Công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng Tự chọn 3 Fintech in banking
15 Tài trợ dự án Tự chọn 3 Project finance
16 Nguyên lý tiền tệ và ngân hàng Tự chọn 3 Principles of money and banking
17 Công cụ phái sinh và quản lý rủi ro Tự chọn 3 Derivatives and risk management
18 Đạo đức trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng Tự chọn 3 Ethics in Finance and Banking
19 Ngân hàng kỹ thuật số Tự chọn 3 Digital Banking
20 Marketing dịch vụ tài chính Tự chọn 3 Marketing of Financial services
III Luận văn 14 Thesis
Tổng cộng 60

3.4 NGÀNH KẾ TOÁN

Chương trình đào tạo thạc sĩ kế toán phù hợp với tất cả ứng viên đã tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành kế toán hoặc đã tốt nghiệp cử nhân thuộc các chuyên ngành khác có thể chuyển đổi.

Chương trình thạc sĩ kế toán hướng ứng dụng với mục tiêu đào tạo các chuyên gia có năng lực lãnh đạo, có kiến thức trình độ cao để quản trị doanh nghiệp, thiết kế và kiểm soát các hoạt động kế toán, hoạch định nguồn lực tài chính ở các tổ chức có trình độ quản trị hiện đại, quy mô lớn, đa quốc gia. Chương trình thạc sĩ kế toán hướng nghiên cứu  giúp người học có thể giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cũng như có năng lực nghiên cứu, phát triển những tri thức mới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.

Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở các chương trình đào tạo tiên tiến thế giới giúp người học nhanh chóng tiếp cận các thông lệ quốc tế của nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, đồng thời cập nhật những thay nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Để tiếp cận thông lệ quốc tế, học viên được trang bị các kiến thức chuyên sâu về chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực kiểm toán quốc tế và các dịch vụ bảo đảm, kỹ thuật điều tra gian lận trong kế toán. Để xây dựng năng lực số cho người học, một số môn học được thay đổi phù hợp quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế thế giới như kế toán quản trị chiến lược,  hệ thống thông tin kế toán nâng cao.

Sau khi hoàn thành khóa học, ngoài kiến thức chuyên ngành, người học được trang bị kỹ năng viết báo cáo, hình ảnh hoá dữ liệu, kỹ năng phân tích, tổng hợp, khai thác dữ liệu lớn, từ đó có thể đóng vai trò là chuyên gia tư vấn, nghiên cứu độc lập về kế toán, kiểm toán hoặc tham gia ở vị trí cấp quản lý tại phòng kiểm toán độc lập, phòng lập kế hoạch, kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro, hoặc tham gia vào ban quản lý cấp cao… trong doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức công của Nhà nước.

* Mô tả chi tiết chương trình:

STT Tên học phần Tính chất Tín chỉ Tên tiếng Anh
I Kiến thức chung 10
1 Triết học Bắt buộc 4 Philosophy
2 Tiếng Anh Bắt buộc 4 English
3 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kế toán Bắt buộc 2 Research Methods in Accounting
II Kiến thức chuyên ngành 28
4 Nghiên cứu ứng dụng trong kế toán Bắt buộc 3 Applied Research in Accounting
5 Kế toán tài chính cao cấp 1 Bắt buộc 3 Advanced Accounting 1
6 Kế toán tài chính cao cấp 2 Bắt buộc 3 Advanced Accounting 2
7 Kế toán quản trị cao cấp Bắt buộc 3 Advanced Management Accounting
8 Hệ thống thông tin kế toán cao cấp Bắt buộc 3 Accounting Information Systems
9 Kế toán công nâng cao Bắt buộc 2 Advanced Public Sector Accounting
10 Kiểm toán cao cấp Bắt buộc 3 Advanced Auditing
11 Quản trị chiến lược Bắt buộc 3 Strategic Management
12 Điều tra gian lận trong kế toán Bắt buộc 3 Forensic Accounting Investigation
13 Thiết kế nghiên cứu  kế toán Bắt buộc 2 Accounting Research Design
Tự chọn (chọn 4 trong 10 môn: 2 x 4 = 8) 8
14 Lý thuyết kế toán Tự chọn 2 Accounting Theory
15 Kế toán quốc tế Tự chọn 2 International Accounting
16 Quản trị rủi ro tài chính Tự chọn 2 Financial Risk Management
17 Thẩm định giá trị doanh nghiệp Tự chọn 2 Enterprise Valuation
18 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Tự chọn 2 Corporate Social Responsibility
19 Hợp nhất, sát nhập và cấu trúc doanh nghiệp Tự chọn 2 Mergers, Acquisitions and Corporate Structures
20 Quản trị chất lượng Tự chọn 2 Quality Management
21 Thị trường và các định chế tài chính Tự chọn 2 Financial Markets & Institutions
22 Công cụ phái sinh và quản trị rủi ro Tự chọn 2 Derivatives & Risk Management
23 Thuế doanh nghiệp Tự chọn 3 Business Taxation
III Luận văn 14 Thesis
Tổng cộng 60

3.5 NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Cung cấp những kiến ​​thức nâng cao và kỹ năng về quản lý và vận hành các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và bán lẻ, với những nội dung chuyên sâu về kinh doanh thương mại, quản lý chuỗi bán lẻ, chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ.

Học viên được trang bị kiến thức ngành với các môn bắt buộc: Quản trị dịch vụ; Quản trị bán lẻ; Quản trị kinh doanh toàn cầu; Quản trị tài chính quốc tế; Quản trị chiến lược toàn cầu. Và được chọn 7 trong các môn học: Truyền thông marketing kỹ thuật số; Marketing toàn cầu; Quản trị vận hành và chuỗi cung ứng; Quản trị mối quan hệ khách hàng; Quản trị nguồn nhân lực quốc tế; Hành vi người tiêu dùng; Quản trị thương hiệu; Quản trị bán hàng; Phân tích kinh doanh; Marketing trong kinh doanh; Logistics quốc tế; Marketing kỹ thuật số;

Chương trình này phù hợp với học viên đang hoặc dự định làm việc tại những doanh nghiệp kinh doanh thương mại, chuỗi bán lẻ, siêu thị, tổ chức xúc tiến thương mại của các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.

Tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh doanh thương mại có thể đảm nhận các vị trí như giám đốc, chuyên viên cao cấp của các bộ phận như kinh doanh, mua hàng, dịch vụ khách hàng, trong các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, thương mại, chuỗi bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại và dịch vụ. Hoặc làm chuyên viên thương mại của cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ.

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo:

STT Tên học phần Tính chất Tín chỉ Tên tiếng Anh
I Kiến thức chung 11
1 Triết học Bắt buộc 4 Philosophy
2 Tiếng Anh Bắt buộc 4 English
3 Phân tích dữ liệu Bắt buộc 3 Data analysis
II Kiến thức cơ sở ngành 15
4 Quản trị kinh doanh toàn cầu Bắt buộc 3 Global Business Management
5 Quản trị dịch vụ Bắt buộc 3 Service Management
6 Quản trị chiến lược toàn cầu Bắt buộc 3 Global Strategic Management
7 Quản trị bán lẻ Bắt buộc 3 Retail Management
8 Quản trị tài chính quốc tế Bắt buộc 3 International Financial Management
Kiến thức chuyên ngành
Học phần tự chọn: (chọn 7 trong 14 môn) 20
9 Marketing toàn cầu Tự chọn 3 Global Marketing
10 Truyền thông marketing kỹ thuật số Integrated Marketing Communication In Digital Age
11 Quản trị vận hành và chuỗi cung ứng Tự chọn 3 Operation & Supply Chain Management
12 Quản trị mối quan hệ khách hàng Customer Relationship Management
13 Quản trị nguồn nhân lực quốc tế Tự chọn 3 International Human Resource Management
14 Hành vi người tiêu dùng Consumer behavior
15 Quản trị thương hiệu Tự chọn 3 Brand Management
16 Quản trị bán hàng Sales Management
17 Phân tích kinh doanh Tự chọn 3 Business Analysis
18 Marketing trong kinh doanh Business Marketing
19 Logistics quốc tế Tự chọn 3 International Logistics
20 Quản trị xuất nhập khẩu Export – Import Management
21 Marketing kỹ thuật số Tự chọn 2 Digital Marketing
22 Thương mại quốc tế và chính sách International Trade and Policy
III Luận văn 14 Thesis
Tổng cộng 60

3.6. NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

Cung cấp những kiến ​​thức nâng cao và kỹ năng về quản lý và vận hành doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu, với những nội dung chuyên sâu về kinh doanh toàn cầu, vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu, nguồn nhân lực đa quốc gia, chiến lược toàn cầu, phân tích kinh doanh, chiến lược marketing toàn cầu.

Học viên được trang bị kiến thức ngành với các môn bắt buộc: Quản trị kinh doanh toàn cầu; Quản trị tài chính quốc tế; Quản trị chiến lược toàn cầu; Phân tích kinh doanh; Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu. Và được chọn 7 trong các môn học: Marketing quốc tế; Quản trị xuất nhập khẩu; Quản trị mối quan hệ khách hàng; Quản trị thương hiệu; Quản trị dịch vụ; Marketing dịch vụ; Quản trị nguồn nhân lực quốc tế; Hành vi người tiêu dùng trong kỹ nguyên số; Logistics quốc tế; Thương mại quốc tế và chính sách; Marketing kỹ thuật số; Thương mại điện tử.

Những người đang hoặc dự định làm việc tại những doanh nghiệp kinh doanh và các cơ quan quản lý kinh doanh quốc tế đều có cơ hội tham gia chương trình này.

Tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh doanh quốc tế có thể đảm nhận các vị trí như giám đốc, chuyên viên cao cấp của các bộ phận như marketing, kinh doanh, nhân sự, mua hàng; phân tích xuất khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường toàn cầu. Hoặc làm đại diện tiếp thị quốc tế, phụ trách thương mại quốc tế của cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ.

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo:

STT Tên học phần Tính chất Tín chỉ Tên tiếng Anh
I Kiến thức chung 11
1 Triết học Bắt buộc 4 Philosophy
2 Tiếng Anh Bắt buộc 4 English
3 Phân tích dữ liệu Bắt buộc 3 Data analysis
II Kiến thức cơ sở và chuyên ngành 15
4 Quản trị kinh doanh toàn cầu Bắt buộc 3 Global business management
5 Quản trị tài chính đa quốc gia Bắt buộc 3 Multinational Financial management
6 Quản trị chiến lược toàn cầu Bắt buộc 3 Global Strategic Management
7 Phân tích kinh doanh Bắt buộc 3 Business Analytics
8 Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu Bắt buộc 3 Global Supply Chain Management
Học phần tự chọn: (chọn 7 trong 14 môn) 20
9 Marketing quốc tế Tự chọn 3 International Marketing
10 Quản trị marketing Markerting Management
11 Quản trị xuất nhập khẩu Tự chọn 3 Export – Import Management
12 Quản trị mối quan hệ khách hàng Customer Relationship Management
13 Quản trị thương hiệu Tự chọn 3 Brand Management
14 Quản trị bán hàng Sales Management
15 Quản trị dịch vụ Tự chọn 3 Service Management
16 Marketing dịch vụ Service Marketing
17 Quản trị nguồn nhân lực quốc tế Tự chọn 3 International Human Resource Management
18 Hành vi người tiêu dùng Consumer Behavior
19 Logistics quốc tế Tự chọn 3 International logistics
20 Thương mại quốc tế và chính sách International Trade and Policy
21 Marketing kỹ thuật số Tự chọn 2 Digital Marketing
22 Thương mại điện tử E – Commerce
III Luận văn 14 Thesis
Tổng cộng 60 Total

3.7. NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

Chương trình Thạc sĩ QUẢN LÝ KINH TẾ

Tên chương trình đào tạo:

  1. Thạc sĩ Quản lý kinh tế (Master of Economic Management)
  2. Định hướng đào tạo: Định hướng Ứng dụng (60 tín chỉ)
  3. Mục tiêu của chương trình đào tạo:

Chương trình trang bị cho các nhà quản lý khu vực công kiến thức tổng quát và chuyên sâu về kinh tế ứng dụng cho quản lý ở tầm vĩ mô và địa phương. Chương trình cũng trang bị kiến thức và kỹ năng phân tích chính sách cho các nhà quản lý của khối doanh nghiệp và các tổ chức tư nhân.

Kết thúc chương trình người học am hiểu và có thể vận dụng tốt kiến thức kinh tế trong thiết kế, điều hành và thực thi các chính sách quản lý kinh tế – xã hội; có thể chủ động phân tích, đánh giá và đề xuất các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế địa phương.

  1. Nội dung chương trình;

Các môn học trong chương trình đào tạo được cấu trúc theo các mảng kiến thức giúp người học đạt được mục tiêu sau khi hoàn thành chương trình. Các mảng kiến thức gồm: kiến thức nền tảng, công cụ phân tích, kiến thức quản lý công, kiến thức kinh tế, kiến thức tài chính – kế toán, kiến thức phát triển, và chuyên đề tốt nghiệp.

  1. Đối tượng học phù hợp với chương trình
  • Cán bộ làm việc trong khu vực nhà nước ở các địa phương, các đơn vị hành chính sự nghiệp và dịch vụ công
  • Những người làm việc cho khu vực tư nhân trong các lĩnh vực có liên hệ chặt chẽ với khu vực nhà nước muốn trang bị kiến thức và kỹ năng phân tích các vấn đề kinh tế-xã hội.
  • Những người muốn trang bị các kiến thức về quản lý kinh tế – xã hội và các phương pháp phân tích để làm việc cho các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế
  1. Vị trí làm việc và cơ hội sau tốt nghiệp
  • Cơ quan quản lý nhà nước
  • Các sở ban ngành và tổ chức đoàn thể địa phương
  • Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, khu công nghiệp, khu kinh tế
  • Các tổ chức phi chính phủ
  1. Liên hệ:

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo:

STT Tên học phần Tính chất Tín chỉ Tên tiếng Anh
I Kiến thức chung 11
1 Triết học Bắt buộc 4 Philosophy
2 Tiếng Anh Bắt buộc 4 English
3 Phương pháp nghiên cứu Bắt buộc 3 Research Methods
II Kiến thức cơ sở và chuyên ngành 13
4 Kinh tế vi mô dành cho khu vực công Bắt buộc 3 Microeconomics for the Public Sector
5 Kinh tế vĩ mô dành cho khu vực công Bắt buộc 3 Macroeconomics for the Public Sector
6 Phương pháp định lượng Bắt buộc 4 Quantitative method
7 Quản trị nhà nước Bắt buộc 3 Public governance
Tự chọn (chọn 8 trong 12 môn: 6 x 3 + 2 x 2 = 22) 22
8 Quản lý tài chính – ngân sách nhà nước Tự chọn 3 Financial administration and public budgeting
9 Thẩm định dự án đầu tư Tự chọn 3 Project appraisal
10 Kinh tế môi trường và tài nguyên thiên nhiên Tự chọn 3 Natural resources and environmental economics
11 Chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn Tự chọn 3 Agricultural and rural development policy
12 Kinh tế vùng và địa phương Tự chọn 3 Economics of local and regional development
13 Đánh giá tác động chính sách Tự chọn 2 Impact evaluation of policy
14 Kinh tế phát triển Tự chọn 3 Development economics
15 Luật và Phát triển Tự chọn 2 Law and development
16 Phân tích dữ liệu đa biến Tự chọn 3 Multivariate analysis
17 Hệ thống thông tin quản lý Tự chọn 3 Management information system
18 Phân tích chuỗi giá trị nông sản Tự chọn 2 Value chain analysis of agricultural products
19 Kinh tế học khu vực công Tự chọn 3 Public economics
III Luận văn 14 Thesis
Tổng cộng 60

3.8. NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Chương trình Thạc sĩ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

  1. Tên chương trình đào tạo:

Thạc sĩ Kinh tế Phát triển: (Master of Development Economics)

  1. Định hướng đào tạo: Định hướng Nghiên cứu (60 tín chỉ)
  2. Mục tiêu của chương trình đào tạo:

Chương trình trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu về kinh tế học ứng dụng cho các vấn đề phát triển. Chương trình cũng huấn luyện người học sử dụng thành thạo các công cụ phân tích dữ liệu kinh tế, tài chính.

  1. Nội dung chương trình;

Các môn học trong chương trình đào tạo bao gồm 3 hợp phần chính: kiến thức kinh tế, các vấn đề phát triển và các công cụ phân tích. Hợp phần kiến thức kinh tế bao gồm các môn học chính như kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế học sản xuất, kinh tế học hành vi người tiêu dùng. Các vấn đề phát triển được thảo luận trong các môn học kinh tế ứng dụng như kinh tế phát triển, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế đô thị hay kinh tế môi trường. Các công cụ phân tích thiết yếu được trang bị trong môn học kinh tế lượng và luận văn tốt nghiệp.

  1. Đối tượng học phù hợp với chương trình
  • Những người làm việc trong các công ty, tổ chức muốn trang bị kiến thức chuyên sâu về các vấn đề kinh tế-xã hội-phát triển và các kỹ năng xử lý dữ liệu phục vụ trực tiếp cho công việc.
  • Cán bộ nhà nước làm việc ở địa phương, các đơn vị hành chính sự nghiệp và dịch vụ công
  • Những người muốn trang bị các kiến thức về kinh tế – xã hội và các phương pháp tiếp cận vấn đề một cách hệ thống để làm việc cho các tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế
  • Những người muốn học tiếp bậc tiến sĩ, làm nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, giảng viên đại học – cao đẳng
  1. Vị trí làm việc và cơ hội sau tốt nghiệp
  • Cơ quan quản lý nhà nước, sở ban ngành và tổ chức đoàn thể địa phương
  • Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, khu công nghiệp, khu kinh tế
  • Các tổ chức phi chính phủ
  • Trường đại học, viện nghiên cứu
  1. Liên hệ:

Điện thoại: 84 28 38448222

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo:

STT Tên học phần Tính chất Tín chỉ Tên tiếng Anh
Kiến thức chung 11 Foundation
1 Triết học Bắt buộc 4 Philosophy
2 Tiếng Anh Bắt buộc 4 English
3 Phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế Bắt buộc 3 Research Methodology for Economics
Kiến thức cơ sở và chuyên ngành 17 Specialization
4 Kinh tế vi mô Bắt buộc 3 Microeconomics
5 Kinh tế vĩ mô Bắt buộc 3 Macroeconomics
6 Kinh tế phát triển Bắt buộc 3 Development economics
7 Kinh tế lượng ứng dụng Bắt buộc 4 Applied econometrics
8 Kỹ năng viết học thuật Bắt buộc 2 Academic Writing Skill
9 Kinh tế học ứng dụng Bắt buộc 2 Applied economics
Tự chọn (học 9 trong 13 môn: 9 x 2 = 18) 18
10 Phân tích hành vi người tiêu dùng Tự chọn 2 Consumer behaviour analysis
11 Kinh tế học sản xuất Tự chọn 2 Production economics
12 Kinh tế môi trường Tự chọn 2 Environmental economics
13 Tài chính công Tự chọn 2 Public finance
14 Tài chính phát triển Tự chọn 2 Development  finance
15 Tài chính quốc tế Tự chọn 2 International finance
16 Kinh tế và các tổ chức thương mại quốc tế Tự chọn 2 Economics and international trade organizations
17 Phân tích kinh tế Tự chọn 2 Economic analysis
18 Kinh tế lao động Tự chọn 2 Labor economics
19 Kinh tế sức khỏe Tự chọn 2 Health economics
20 Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Tự chọn 2 Agricultural economics and rural development
21 Thẩm định dự án đầu tư Tự chọn 2 Project appraisal
22 Kinh tế và quản lý đô thị Tự chọn 2 Urban economics and management
Luận văn 14 Thesis
Tổng cộng 60 Total

3.9. NGÀNH KINH TẾ & QUẢN TRỊ SỨC KHỎE

Chương trình Thạc sĩ KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ LĨNH VỰC SỨC KHỎE

  1. Tên chương trình đào tạo: Thạc sĩ Kinh tế và Quản trị Lĩnh vực sức khỏe (Master of Health Economics and Management)
  2. Định hướng đào tạo: Định hướng Ứng dụng (60 tín chỉ)
  3. Mục tiêu của chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo các nhà phân tích ứng dụng và quản trị trong lĩnh vực quản lý y tế và thị trường chăm sóc sức khỏe với những khả năng:

  • Nắm vững những kiến thức chuyên môn về hệ thống y tế, các phương pháp kinh tế học và quản trị học ứng dụng trong phân tích các mối quan hệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
  • Thành thạo kỹ năng phân tích dữ liệu, phân tích tình huống, phân tích chính sách nhằm tìm ra bằng chứng hỗ trợ ra quyết định trong quản lý y tế và thị trường chăm sóc sức khỏe.
  • Biết cách vận dụng một cách hợp lý và sáng tạo kiến thức chuyên môn vào tình huống thực tế để đưa ra giái pháp tối ưu.
  1. Nội dung chương trình;

Chương trình cung cấp cho học viên 2 khối kiến thức, kỹ năng chính:

(1) Kiến thức kinh tế học phục vụ phân tích đánh giá hiệu suất, giá trị, hành vi của người cung cấp và người sử dụng dịch vụ y tế.

(2) Kiến thức quản trị trong quản lý y tế và thị trường chăm sóc sức khỏe giúp người học hiểu rõ và có thể ứng dụng các công cụ quản trị tổng hợp, quản trị chất lượng, quản trị nhân lực y tế, hay quản trị tài chính cơ sở y tế.

  1. Đối tượng học phù hợp với chương trình
  • Những người đang làm việc trong thị trường chăm sóc sức khỏe như các bệnh viện, cơ sở y tế muốn trang bị những kiến thức về quản lý và điều hành tổ chức y tế đặc thù.
  • Những người công tác trong lĩnh vực quản lý y tế các cấp.
  • Những người làm việc cho các tổ chức phi chính phủ về y tế và chăm sóc sức khỏe.
  • Những cá nhân muốn làm công việc tư vấn trong các lĩnh vực liên quan đến quản lý y tế và thị trường chăm sóc sức khỏe.
  1. Vị trí làm việc và cơ hội sau tốt nghiệp
  • Thị trường y tế và chăm sóc sức khỏe: bệnh viện, phòng khám, doanh nghiệp có sản phẩm liên quan đến sức khỏe
  • Cơ quan quản lý y tế các cấp
  • Tổ chức phi chính phủ về y tế và chăm sóc sức khỏe
  1. Liên hệ:
  • Giám đốc chương trình: Thầy Phạm Khánh Nam (khanhnam@ueh.edu.vn)
  • Trang nhà: http://mhem.ueh.edu.vn/
  • Điện thoại: 84 28 38448222

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo:

STT Tên học phần Tính chất Tín chỉ Tên tiếng Anh
I Kiến thức chung 11
1 Triết học Bắt buộc 4 Philosophy
2 Tiếng Anh Bắt buộc 4 English
3 Phương pháp nghiên cứu Bắt buộc 3 Research Methods
II Kiến thức cơ sở và chuyên ngành 12
4 Kinh tế vi mô dành cho y tế Bắt buộc 3 Microeconomics for Health sector
5 Nhập môn dịch tễ học Bắt buộc 3 Introduction to Epidemiology
6 Phương pháp thống kê cho y tế Bắt buộc 3 Statistical techniques for health analysis
7 Quản trị chất lượng cơ sở y tế Bắt buộc 3 Healthcare quality management
Tự chọn (chọn 8 trong 11 môn: 7×3 +1×2= 23) 23
8 Hệ thống chăm sóc sức khỏe Việt Nam và luật Tự chọn 3 Viet Nam Healthcare system and Law
9 Kinh tế sức khỏe Tự chọn 3 Health Economics
10 Quản trị nhân lực cơ sở y tế Tự chọn 3 Human resource management for healthcare sector
11 Thẩm định đầu tư dự án y tế Tự chọn 3 Health project appraisal
12 Đánh giá dự án y tế công cộng Tự chọn 3 Evaluation in Public Health
13 Phân tích kinh tế chính sách y tế Tự chọn 3 Economic analysis of health care policy
14 Kinh tế dược Tự chọn 3 Pharmaceutical economics
15 Quản trị Marketing trong lĩnh vực sức khỏe Tự chọn 3 Marketing Management for Healthcare Organizations
16 Tổ chức và quản lý y tế Tự chọn 2 Health Administration and Management
17 Kinh tế lượng dành cho lĩnh vực sức khỏe Tự chọn 3 Health Econometrics
18 Quản trị tài chính cơ sở y tế Tự chọn 3 Financial management for Healthcare sector
III Luận văn 14 Thesis
Tổng cộng 60

 

3.10. TÀI CHÍNH CÔNG

Tên chương trình: Thạc sĩ Tài chính công – Master of Public Finance

Định hướng đào tạo: Định hướng ứng dụng

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu hàng đầu của Chương trình Thạc sĩ Tài Chính Công hướng ứng dụng là nhằm tăng cường năng lực chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, biết ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn công việc, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong lĩnh vực tài chính công; phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành tài chính công vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức và đơn vị.

Nội dung chương trình

Để đáp ứng mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo thạc sĩ Tài chính Công ứng dụng tập trung vào:

  • Trang bị cho người học các lý thuyết và kỹ thuật khác nhau liên quan đến quản lý tài chính công;
  • Trang bị cho người học các công cụ phân tích để thực hiện đánh giá chính sách;
  • Nâng cao kỹ năng phân tích, phát hiện và ra quyết định trong quản lý tài chính công của người học;
  • Định hướng cho người học có hành vi chuẩn mực đối với người dân và có trách nhiệm phụng sự đối với xã hội.

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tài chính công hướng ứng dụng, học viên có thể học bổ sung  một  số  kiến  thức  về  phương  pháp  nghiên  cứu và lý thuyết nền tảng theo  yêu  cầu  của chuyên ngành Tài chính công để tiếp tục tham gia dự tuyển chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

Đối tượng người học: người học đã tốt nghiệp đại học các khối ngành kinh tế, kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh…

Vị trí làm việc và cơ hội sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp các học viên có thể làm việc ở các vị trí quản lý hoặc chuyên viên cao cấp ở các cơ quan tài chính từ trung ương đên địa phương (Bộ tài chính, Sở tài chính, Phòng tài chính), Cơ quan thuế (Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế), Kho bạc Nhà nước, cơ quan Hải quan từ trung ương đến địa phương, bộ phận tài chính trong các tổ chức công  thuộc các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận. Ngoài ra, học viên vẫn có thể làm việc trong các tổ chức tư nhân có nhu cầu tích hợp các vấn đề chính sách vào trong chiến lược kinh doanh của tổ chức, đặc biệt là các dự án hợp tác công tư, các công ty đào tạo và tư vấn về tài chính công và chính sách công.

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo:

STT Tên học phần Tính chất Tín chỉ Tên tiếng Anh
I Kiến thức chung 11
1 Triết học Bắt buộc 4 Philosophy
2 Tiếng Anh Bắt buộc 4 English
3 Phương pháp nghiên cứu khoa học  ứng dụng trong lĩnh vực tài chính công Bắt buộc 3 Research Methods in Public Finance
II Kiến thức cơ sở và chuyên ngành 35
Các học phần bắt buộc 17
4 Kinh tế học Bắt buộc 2 Applied Economics
5 Nguyên lý tài chính – ngân hàng Bắt buộc 3 Principles of Finance and Banking
6 Tài chính công Bắt buộc 3 Public Finance
7 Quản lý tài chính – ngân sách nhà nước Bắt buộc 3 Financial administration and public budgeting
8 Phân tích chính sách công Bắt buộc 3 Public policy analysis
9 Đánh giá chi tiêu công (bao hàm Thẩm định dự án đầu tư công) Bắt buộc 3 Evaluation of public expenditures
Các học phần tự chọn (chọn 18 tín chỉ  trong 8 môn) 18
10 Phi tập trung hóa và Tài chính chính quyền địa phương Tự chọn 3 Fiscal decentralization and local government finance
11 Quản lý tài chính các đơn vị công Tự chọn 3 Financial management of public service units
12 Quản lý rủi ro tuân thủ thuế Tự chọn 2 Tax compliance risk management
13 Quản trị thực hiện Tự chọn 3 Performance management
14 Phân tích chính sách thuế Tự chọn 3 Analysis of tax policy
15 Quản lý đất đai và thuế tài sản Tự chọn 2 Real estate management and property tax
16 Thuế quốc tế Tự chọn 2 International taxation
17 Kinh tế phát triển ứng dụng Tự chọn 3 Applied development Economics
III Luận văn 14 Thesis
Tổng cộng 60

3.11. NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

  • Mục tiêu chương trình đào tạo và nội dung chủ yếu

Thạc sĩ Quản lý Công (MPM) là chương trình đào tạo được thiết kế dành riêng cho đối tượng là cán bộ quản lý trong các tổ chức công đặc biệt là các cấp chính quyền Trung ương và địa phương, các tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức phi lợi nhuận. Trọng tâm của Chương trình là trang bị cho học viên khả năng tư duy, phân tích các vấn đề trong lĩnh vực công và chính sách công cũng như các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về lãnh đạo và quản lý trong các tổ chức công, từ đó, vận dụng kiến thức này để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chính sách đề ra.

  • Đối tượng tham gia

Chương trình hướng đến những đối tượng đang và sẽ trở thành cán bộ quản lý tại các tổ chức công, đặc biệt ở cấp chính quyền Trung ương và địa phương, các tổ chức phi chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận. Ngoài ra, tất cả những ai quan tâm, mong muốn học hỏi nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành trong các tổ chức công đều có thể tham gia chương trình.

  • Lợi ích của chương trình và đối tượng tham gia

– Thời gian học tập được thiết kế phù hợp với điều kiện làm việc.

– Chương trình đào tạo tiên tiến, luôn cập nhật theo các chương trình đào tạo hàng đầu trên thế giới và được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.

– Chương trình được thiết kế mang tính thực tiễn cao giúp học viên tích lũy được kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, nâng cao năng lực ra quyết định hiệu quả trong khu vực công.

–  Đội ngũ giảng viên là các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đầu ngành cũng như những nhà quản lý thực tiễn thành công nhất trong lĩnh vực quản lý công ở Việt Nam;

–  Cơ hội học tập, chia sẻ kinh nghiệm, và kết nối với một mạng lưới rộng khắp những nhà quản lý công năng động và giàu nhiệt huyết phụng sự trong các tổ chức công, phi chính phủ, và phi lợi nhuận.

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo:

STT Tên học phần Tính chất Tín chỉ Tên tiếng Anh
I Kiến thức chung 10
1 Triết học Bắt buộc 4 Philosophy
2 Tiếng Anh Bắt buộc 4 English
3 Phương pháp nghiên cứu cho quản lý công Bắt buộc 2 Research Methods for Public Management
II Kiến thức cơ sở ngành 6
4 Kinh tế vi mô dành cho khu vực công Bắt buộc 2 Microeconomics for the Public Sector
5 Kinh tế vĩ mô dành cho khu vực công Bắt buộc 2 Macroeconomics for the Public Sector
6 Luật và chính sách công Bắt buộc 2 Law and Public Policy
III Kiến thức chuyên ngành 30
7 Quản trị các tổ chức công Bắt buộc 3 Public Management
8 Quản trị chiến lược các tổ chức công Bắt buộc 3 Strategic Management for Public Organizations
9 Quản trị nguồn nhân lực các tổ chức công Bắt buộc 3 Human Resource Management for Public Organizations
10 Lãnh đạo trong khu vực công Bắt buộc 3 Leadership in the Public Sector
Tự chọn (chọn 6 trong 12 môn:6 x 3 = 18)
11 Quản trị nhà nước Tự chọn 3 Public Governance
12 Quản trị thay đổi trong khu vực công Tự chọn 3 Change Management in Public Sector
13 Quản trị tài chính các tổ chức công Tự chọn 3 Financial Management for Public Organizations
14 Marketing khu vực công Tự chọn 3 Marketing in the Public Sector
15 Thương lượng và truyền thông Tự chọn 3 Negotiation and Communication
16 Quản lý đô thị Tự chọn 3 Urban Management
17 Phân tích và đánh giá chương trình Tự chọn 3 Program Analysis and Evaluation
18 Thẩm định dự án đầu tư công Tự chọn 3 Project Appraisal
19 Quản lý dự án Tự chọn 3 Project Management
20 Đạo đức trong khu vực công Tự chọn 3 Ethics in the Public Sector
21 Phát triển vùng và địa phương Tự chọn 3 Regional and Local Development
22 Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Tự chọn 3 Agricultural Economics and Rural Development
IV Luận văn 14 Thesis
Tổng cộng 60

 

3.12. NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Tên chương trình đào tạo: Thạc sĩ Kinh tế chính trị (Master of Political Economy)

Định hướng đào tạo: Theo định hướng nghiên cứu (60 tín chỉ)

Mục tiêu của chương trình đào tạo:

  • Đào tạo những chuyên gia ở trình độ cao, nắm vững những kiến thức thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị, có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào các lĩnh vực quản lí, nghiên cứu, giảng dạy.
  • Có khả năng nghiên cứu độc lập, hoạch định chính sách trong những lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành Kinh tế chính trị
  • Cung cấp kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành Kinh tế chính trị, giúp người học nâng cao hiệu quả làm việc, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
  • Đạt trình độ tiếng Anh theo quy định.

Nội dung chương trình: 

  • Phần kiến thức chung: 11 tín chỉ
  • Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành: 35 tín chỉ
  • Luận văn: 14 tín chỉ

Tổng cộng: 60 tín chỉ

Đối tượng phù hợp với chương trình

  • Những người là cán bộ công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
  • Những người làm công tác nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các học viện.
  • Những người làm việc trong các tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên
  • Những người giảng dạy tại các học viện chính trị, học viện cán bộ, các trường đại học, cao đẳng.
  • Những người làm việc trong các doanh nghiệp

Vị trí làm việc và cơ hội sau tốt nghiệp:

  • Chuyên viên nghiên cứu chính sách kinh tế – xã hội;
  • Giảng viên các trường đại học, cao đẳng;
  • Giảng viên các trường chính trị của quận, huyện, tỉnh, thành phố;
  • Làm việc trong các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

Làm việc tại các tổ chức Đảng, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các phường, xã, quận, huyện, tỉnh, thành phố.

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo:

STT Tên học phần Tính chất Tín chỉ Tên tiếng Anh
Kiến thức chung 11
1 Triết học Bắt buộc 4 Philosophy
2 Tiếng Anh Bắt buộc 4 English
3 Phương pháp nghiên cứu khoa học Bắt buộc 3 Research Methods
Kiến thức cơ sở và chuyên ngành 19
4 Kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa Bắt buộc 1. Capitalist political economy
5 Kinh tế chính trị nâng cao Bắt buộc 1. Advanced political economy
6 Lịch sử các học thuyết kinh tế nâng cao Bắt buộc 1. Advanced history of economics thought
7 Chính sách kinh tế – xã hội Bắt buộc 1. Socio-economic policy
8 Kinh tế quốc tế Bắt buộc 1. International economics
9 Kinh tế phát triển Bắt buộc 1. Development economics
Tự chọn (học 8 trong 11 môn: 2 x 8 = 16) 16
10 Đường lối kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam Tự chọn 2 Economic strategy of VN communist Party
11 Kế hoạch hóa và chính sách kinh tế Tự chọn 2 Economic planning and policy
12 Quản lý kinh tế Tự chọn 2 Economic management
13 Kinh tế công Tự chọn 2 Public economics
14 Kinh tế môi trường Tự chọn 2 Environmental economics
15 Kinh tế các nước Đông Nam Á Tự chọn 2 Economy of Southeast-Asia Countries
16 Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Tự chọn 2 Agricultural economics and rural development
17 Phát triển vùng và địa phương Tự chọn 2 Local and regional development
18 Kỹ năng lãnh đạo trong khu vực công Tự chọn 2 Leadership in the public sector
19 Tài chính công Tự chọn 2 Public finance
20 Quản trị nguồn nhân lực Tự chọn 2 Human resource management
Luận văn 14 Thesis
Tổng cộng 60 Total

 

3.13. NGÀNH THỐNG KÊ KINH TẾ

Mô tả tóm tắt chương trình:

  • Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Thống kê kinh tế nhằm cung cấp cho xã hội những chuyên gia có trình độ cao về nghiên cứu và phân tích. Cụ thể, học viên sau khi tốt nghiệp có năng lực lập kế hoạch nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và tổ chức thực hiện cuộc nghiên cứu, thu thập, mã hóa, xử lý, phân tích, đề xuất các giải pháp quản lý và viết báo cáo kết quả cho các nghiên cứu về kinh tế – xã hội, thực hiện các công việc thống kê trong hệ thống thống kê nhà nước từ trung ương đến địa phương, cũng như trong các doanh nghiệp, tổ chức.
  1. Đối tượng người học: Người học đã có văn bằng tốt nghiệp Đại học
  2. Điều kiện xét tuyển: Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
  3. Cấu trúc chương trình:
  • Phần kiến thức chung: 11 tín chỉ
  • Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành, tự chọn: 35 tín chỉ
  • Luận văn: 14 tín chỉ
  • Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ

Chuẩn đầu ra:

Kiến thức

– Có kiến thức chuyên sâu về cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý làm nền tảng để thực hiện các phân tích.

– Có kiến thức để thiết kế và tổ chức các cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên và phi ngẫu nhiên, thu thập dữ liệu phục vụ cho các cuộc nghiên cứu.

– Có kiến thức chuyên sâu về các phương pháp thống kê, Kinh tế lượng, Phân tích định lượng trong kinh doanh, quản lý chất lượng bằng thống kê. Có khả năng phân tích và lập các mô hình nghiên cứu, xử lý dữ liệu và phân tích các kết quả.

– Có kiến thức chuyên sâu về phân tích dữ liệu và khai thác dữ liệu để xử lý các dữ liệu lớn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá và ra quyết định trong kinh doanh.

– Có kiến thức chuyên sâu về phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn.

Kỹ năng

– Có khả năng xác định nhu cầu dữ liệu, thiết kế nghiên cứu và điều tra phục vụ nghiên cứu. Có khả năng xử lý, tổng hợp và phân tích dữ liệu thứ cấp. Có khả năng phân tích và khai thác dữ liệu kinh doanh.

– Có khả năng ứng dụng các phương pháp thống kê để giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra.

– Có khả năng giao tiếp, nhanh nhạy trong việc nắm bắt yêu cầu công việc từ các bên có liên quan. Có khả năng làm việc nhóm, phối hợp với các bộ phận khác trong việc giải quyết các nhu cầu phân tích kinh doanh. Có khả năng trình bày và diễn giải rõ ràng các kết quả phân tích.

– Có trách nhiệm với bản thân, công việc, nghề nghiệp và xã hội; kỷ luật, hợp tác, sáng tạo và chuyên nghiệp trong công việc.

Cơ hội nghề nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí:

– Chuyên viên nghiên cứu thị trường.

– Chuyên viên phân tích kinh doanh tại các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước.

– Thống kê viên trong hệ thống thống kê nhà nước.

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo:

TT Tên học phần Tính chất Tín chỉ Tên tiếng Anh
I Kiến thức chung 11
1 Triết học Bắt buộc 4 Philosophy
2 Tiếng Anh Bắt buộc 4 English
3 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong thống kê kinh tế Bắt buộc 3 Research Methods in economic Statistics
II Kiến thức cơ sở  ngành 6
4 Kinh tế vi mô Bắt buộc 2 Microeconomics
5 Kinh tế vĩ mô Bắt buộc 2 Macroeconomics
6 Kinh tế phát triển Bắt buộc 2 Development Economics
III Kiến thức chuyên ngành 9
7 Kinh tế lượng nâng cao I Bắt buộc 3 Advanced Econometrics I
8 Phân tích dữ liệu đa biến Bắt buộc 3 Multivariate Data Analysis
9 Phương pháp chọn mẫu Bắt buộc 3 Sampling Methods
Tự chọn 20
10 Kinh tế lượng nâng cao II Tự chọn 3 Advanced Econometrics I
11 Hệ thống tài khoản quốc gia Tự chọn 2 National  Accounts
12 Quản lý chất lượng bằng thống kê Tự chọn 2 Statistical Quality Control
13 Thống kê dân số Tự chọn 2 Population statistics
14 Phân tích định lượng trong kinh doanh Tự chọn 2 Quantitative analysis in economics and business
15 Thống kê xã hội Tự chọn 3 Social Statistics
16 Khai thác dữ liệu kinh doanh Tự chọn 3 Business Data Mining
17 Dự báo trong kinh doanh và kinh tế Tự chọn 3 Forecasting in economics and business
18 Thống kê phi tham số Tự chọn 2 Nonparametric statistics
19 Tài chính doanh nghiệp Tự chọn 3 Corporate Finance
20 Kinh tế học tổ chức sản xuất Tự chọn 3 Industrial Organization
IV Luận văn 14 Thesis
Tổng cộng 60

 

3.14. NGÀNH CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (Master of Information Design and Technology)

Chương trình đào tạo đội ngũ thạc sĩ có kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu được vai trò quan trọng của thông tin và công nghệ truyền thông trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, có khả năng nhận diện các dạng thông tin, biết thiết kế các mô hình kiến trúc thông tin và xây dựng chiến lược nội dung số, đồng thời có thể sử dụng các phương pháp khoa học dữ liệu và công nghệ tính toán hiện đại nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình thông tin đã thực hiện hoặc dự báo chiến lược nội dung số sẽ triển khai trong tương lai.

  1. Đối tượng người học: Người học đã có văn bằng tốt nghiệp Đại học
  2. Điều kiện xét tuyển: Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
  3. Cấu trúc chương trình:
  • Phần kiến thức chung: 8 tín chỉ
  • Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành, tự chọn: 39 tín chỉ
  • Luận văn: 14 tín chỉ
  • Tổng số tín chỉ: 61 tín chỉ

Chuẩn đầu ra:

Kiến thức

  • Có sự hiểu biết về vai trò của thông tin và công nghệ truyền thông trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại số.
  • Có kiến thức chuyên sâu về phương pháp thiết kế nội dung và kiến trúc thông tin để hỗ trợ các chiến lược của doanh nghiệp thông qua nhiều nền tảng kỹ thuật số.
  • Có kiến thức chuyên sâu về khai thác và phân tích dữ liệu để đo lường, đánh giá hiệu quả các chiến lược thông tin và truyền thông của doanh nghiệp qua các nền tảng kỹ thuật số.

Kỹ năng

  • Có khả năng xây dựng và triển khai các chiến lược thông tin và truyền thông của doanh nghiệp trên môi trường số.
  • Có khả năng ứng dụng các phương pháp thống kê, máy học để đo lường hiệu quả giải pháp thông tin và chiến lược nội dung của doanh nghiệp trong thời đại số.
  • Có khả năng phân tích dữ liệu mạng xã hội và ứng dụng trong chuỗi giá trị doanh nghiệp.
  • Có khả năng khai phá dữ liệu trong kinh doanh và ứng dụng trong chuỗi giá trị doanh nghiệp.

Cơ hội nghề nghiệp:

Học viên tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí:

  • Nhà chiến lược về truyền thông số (Digital or Social Media Strategist)
  • Nhà thiết kế thông tin số (Information Designer)
  • Nhà phân tích dữ liệu doanh nghiệp (Business Data Analytics)

Nhà tổ chức, phân tích cộng đồng trực tuyến (Online Community Organizer/Analyst)

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo:

TT Tên học phần Tính chất Tín chỉ Tên tiếng Anh
I Kiến thức giáo dục đại cương 8
1 Triết học Bắt buộc 4 Philosophy
2 Tiếng Anh Bắt buộc 4 English
II Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 21
3 Thiết kế thông tin và chiến lược nội dung Bắt buộc 3 Information Design and Content Strategy
4 Truyền thông Marketing Bắt buộc 3 Integrated Marketing Communication
5 Phân tích dữ liệu Bắt buộc 3 Data Analytics
6 Thống kê máy học Bắt buộc 3 Statistics for machine learning
7 Khai phá dữ liệu nâng cao Bắt buộc 3 Advanced Data Mining
8 Phân tích dữ liệu mạng xã hội Bắt buộc 3 Social Network Data Analytics
9 Xử lý ngôn ngữ tự nhiên Bắt buộc 3 Natural Language Processing
Tự chọn (chọn 6 trong 8 môn: 6 x 3 = 18) 18
10 Biểu diễn trực quan dữ liệu Tự chọn 18 Data Visualization
11 Big data và ứng dụng Tự chọn Big data and applications
12 Máy học và kinh tế lượng Tự chọn Machine learning and econometrics
13 Phân tích marketing số Tự chọn Digital Marketing Analytics
14 Trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh Tự chọn Artificial Intelligence for Business
15 Tính toán hiệu suất cao Tự chọn High Performance Computing
16 Quản trị thương hiệu Tự chọn Brand Management
17 Quản trị chiến lược Tự chọn Strategic Management
III Luận văn 14 Thesis
Tổng cộng 61

(Nguồn SĐH UEH)

 

MỨC HỌC PHÍ, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH THẠC SĨ KINH TẾ TẠI ĐH KINH TẾ TPHCM (UEH)

Related Posts

Trả lời